Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Các bài học lãnh đạo từ Tổng thống Obama

Bạn nên học tập điều này từ ông. Đạt doanh số cao trong quý này không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục đạt được điều đó vào quý sau. Giành được một bản hợp đồng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ hoàn thành hợp đồng đó một cách xuất sắc đến tận cuối cùng. Vì vậy, hãy luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.


Barack Hussein Obama là tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Vượt qua rất nhiều ranh giới về dân tộc, tầng lớp, khu vực địa lý, đảng phái chính trị và chủng tộc, ông đã đi từ thành tích này đến thành tích khác. Cho dù ở bất kì phương diện nào thì Tổng thống Obama là một minh chứng điển hình của một nhà lãnh đạo với danh xưng “người lãnh đạo thế giới tự do”.
tổng thống obamaVới những cống hiến của mình như  thực hiện cải cách y tế, công nhận hôn nhân đồng tính là hợp pháp ở mọi quốc gia. Từ khi ông trở thành tổng thống, Hoa Kỳ ít phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài hơn. Những chủ đề về y tế, giá dầu, hôn nhân luôn là một số trong những chủ đề gây tranh cãi nhất trong cuộc trò chuyện của người dân Mỹ. Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào ông Obama đối đầu với rất nhiều tranh cãi mà vẫn dành được sự ủng hộ của mọi người. Hãy cùng tìm hiểu 5 bài học từ Tổng thống Obama để làm rõ hơn về nhà lãnh đạo đầy tự tin và lôi cuốn này.

1.Cho thấy thông điệp cá nhân
Danh tiếng của ông Obama là một nhà hùng biện sẵn sàng nêu ra quan điểm cá nhân. Ông đã phát biểu tại Tucson sau vụ nổ súng ở Trường tiểu học Sandy Hook. Ông đã nói chuyện tại tang lễ của Thượng nghị sĩ Daniel Inouye. Ông cho chúng ta thấy ông là chính mình, tạo ra những thông điệp đáng nhớ. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Obama đã thiết lập và duy trì danh tiếng là một người luôn luôn sẵn sàng và làm việc tích cực để giải quyết những vấn đề hiện tại một cách thấu đáo.
Bạn thấy đấy, nếu không có chính kiến cá nhân, bạn sẽ dễ dàng bị lung lạc trước ý kiến của người khác. Liệu bạn có khiến nhân viên của mình tin tưởng nếu cứ thay đổi liên tục kế hoạch và không chắc chắn?

2.Lặp lại từ "chúng ta"
Một nhân tố khác làm nên thành công trong lãnh đạo của Tổng thống Obama là việc ông biết cách đặt người nghe vào trung tâm của câu chuyện. Cho dù ông đang nói về bất cứ vấn đề gì, ngôn ngữ của ông Obama được đóng khung bằng "chúng ta" và "chúng tôi". Khi ông Barack Obama phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội Mỹ lần đầu tiên, ông đã kể lại một câu chuyện “chung” của tất cả mọi người trước khi đề cập đến câu chuyện "riêng" của mình.
Đây không chỉ là chính trị. Hãy suy nghĩ về vai trò lãnh đạo của riêng bạn. Đôi khi, bạn không biết làm thế nào để kêu gọi sức mạnh tập thể, để mọi người cùng chung tay vào công việc chung. Bằng việc cho thấy quan điểm của bạn về "chúng ta" và "chúng tôi", bạn sẽ tập hợp được những người có chung chí hướng và niềm tin với bạn.

3.Hãy tin tưởng
Khẩu hiệu tranh cử của ông Obama – “Change we can believe in” (Sự thay đổi mà chúng ta có thể tin tưởng được) đã đáp ứng đúng khát vọng thay đổi của đông đảo nhân dân Mỹ thông qua một chương trình vận động mang lại “luồng gió mới”: cam kết rút quân khỏi Iraq để tránh cho nước Mỹ sa lầy vào cuộc chiến không lối thoát; tăng cường tìm kiếm nguồn nhiên liệu, năng lượng mới để giảm phụ thuộc từ nước ngoài; tăng thuế người giàu và giảm thuế, tăng bảo hiểm y tế cho người nghèo, tạo ra thị trường hỗn hợp có cả bảo hiểm tư nhân lẫn bảo hiểm Nhà nước; hứa hẹn chính sách đối ngoại mềm dẻo dựa trên đối thoại…
Niềm tin vào sự thay đổi là điều cơ bản, là nền tảng trong việc lãnh đạo của ông. Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn phải giành được lòng tin và sự tín nhiệm của những người mà bạn mong muốn được lãnh đạo. Hiệu quả của tin tưởng sẽ tác động đến sự thay đổi mà bạn đang tìm kiếm: chính trị, xã hội, hoặc trong kinh doanh - có sức mạnh ngay cả khi nhiều người đang chống lại bạn.

4.Phong cách giao tiếp
Năm 2008, Đọc giả AdAge đã bình chọn Obama cho vị trí “Marketer của năm 2008” ngay trước khi ông trở thành chủ Nhà Trắng. Bên cạnh tuyên ngôn và hình ảnh đặc trưng, vị tổng thống da màu đầu tiên còn khéo léo lôi kéo cả web và mạng xã hội vào cuộc, từ buổi giao lưu ban đầu với nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đến việc ứng phó với những chỉ trích trên mạng và đăng tải video clip tích cực trên YouTube.
Obama giao tiếp với người dân thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm cả video, tin tức mạng, talk show, xuất hiện cá nhân, web cams. Nỗ lực để giao tiếp trên các phương tiện truyền thông mà khán giả của mình sử dụng, thậm chí qua giao tiếp, là một thương hiệu của Obama.
Bạn thấy đấy, là một nhà lãnh đạo, bạn không chỉ nên chỉ gửi email giao công việc bằng những mệnh lệnh và câu chữ khô cững. Hãy giao tiếp với nhân viên của mình, biết được điều họ muốn để có những điều chỉnh phù hợp. Có như vậy, bạn mới có được lòng tin và sự trung thành của nhân viên.

5.Không ngủ quên trên chiến thắng
Khi bạn là một nhà lãnh đạo với những thành công đáng nể, làm thế nào để bạn không bị ngủ quên trên chiến thắng? Ông Obama thường nói "Đây là một ngày tốt cho nước Mỹ. Chúng ta hãy trở lại làm việc nào."
Ông lặp đi lặp lại cụm từ đó “chúng ta hãy trở lại với công việc”  hàng trăm lần trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thay vì nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của chiến thắng hay buồn bã về những điều không như ý muốn, ông Obama đã sử dụng mọi thời gian để thiết lập các giai đoạn tiếp theo của chương trình nghị sự của ông.
Bạn nên học tập điều này từ ông. Đạt doanh số cao trong quý này không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục đạt được điều đó vào quý sau. Giành được một bản hợp đồng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ hoàn thành hợp đồng đó một cách xuất sắc đến tận cuối cùng. Vì vậy, hãy luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.
Bằng phong thái của môt nhà lãnh đạo thực thụ, ông Obama đã xây dựng hình ảnh một vị tổng thống Mỹ thân thiện nhưng cũng không kém phần quyết đoán, mạnh mẽ.

Nên bắt đầu sự nghiệp ở một công ty nhỏ, tại sao không?

Công ty nhỏ thường không có những đề nghị hấp dẫn như tập đoàn lớn nhưng bù lại, họ có ít quy tắc hơn nên linh hoạt, thoải mái hơn trong điều kiện làm việc cho nhân viên. Công ty của Hamilton luôn muốn nhân viên của họ có được niềm vui và hạnh phúc khi làm việc.

Rất nhiều sinh viên khi ra trường thường thích làm việc ở các công ty lớn bởi thương hiệu, danh tiếng và các sản phẩm, chất lượng dịch vụ có sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng nhiều công ty đình đám trên thế giới hiện nay như Apple, Google hay Amazon đều có bước khởi nghiệp khiêm tốn từ những gara ô tô nhỏ, Hay ông chủ Facebook bắt đầu khởi nghiệp từ một phòng ngủ trong trường đại học. Ngay cả những công ty lớn cũng đi lên từ những những cơ ngơi nhỏ với số lượng nhân viên ít ỏi. Vậy nên bạn không nhất thiết phải làm việc cho một công ty lớn mới có thể thành công.
bắt đầu sự nghiệp ở công ty nhỏLàm việc tại các công ty nhỏ có thể đem lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng. Dưới đây là những lí do tại sao bạn nên bắt đầu từ những công ty nhỏ hơn là các tập đoàn lớn.

Có cơ hội để được lắng nghe nhiều hơn
Một trong những lợi thế lớn nhất của việc làm việc tại một công ty nhỏ là khả năng cộng tác rất dễ dàng. Bà Amanda Cohen là điều phối viên tiếp thị tại Homescout Realty. Mỗi sáng thứ hai, công ty sẽ có một cuộc họp mà tất cả mọi người có thể thảo luận về tiến độ dự án, doanh thu, kết quả đạt được, những gì nên làm và không nên làm cho công ty "Như vậy sẽ hình thành một mối quan hệ gần gũi và thân thiết giữa tất cả các cấp trong hệ thống phân cấp của công ty” bà chia sẻ
Một công ty nhỏ hơn cũng có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng trình bày các ý tưởng, sáng kiến của mình tới lãnh đạo công ty. Hannah Diamond (điều phối viên tiếp thị cho UrbanGirl chuyên cung cấp Office) cho biết cô ấy rất thích làm việc tại các công ty nhỏ, nơi nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với cấp trên. Điều này cũng có nghĩa là các ý tưởng của cô ấy có cơ hội được lắng nghe và cô ấy có thể thực hiện chúng. Nếu tại một công ty lớn hơn, chắc chắn sẽ rất khó khăn để thực hiện điều này.
Với số lượng nhân viên ít và mức độ cạnh tranh thấp như tại các công ty nhỏ, bạn có thể dễ dàng đề cập các dự án của mình với sếp, và từ đó, sếp sẽ nhận ra sự "hiện diện" của bạn trong công ty. Do đó, bạn được sếp chú ý nhiều hơn và tất nhiên là cơ hội được cất nhắc nhiều hơn. Bạn cũng sẽ tích lũy các kĩ năng và kinh nghiệm quan trọng khi thực hiện nhiều công việc khác nhau.
Vì vậy, đừng ngại ngần khi bước chân vào một công ty nhỏ, đưa ra ý tưởng của mình và thảo luận với cấp trên của mình. Bạn sẽ sớm nhìn thấy những thành công trong tương lai thôi.

Học hỏi được nhiều điều hơn
Ở các công ty nhỏ, cơ hội bạn được học hỏi, tiếp xúc và làm việc với các sếp sẽ nhiều hơn, từ đó bạn sẽ trưởng thành và phát triển nhanh hơn so với khi làm việc cho một tập đoàn lớn. Bạn được thể hiện một cách linh hoạt hơn khi tham gia vào các nhiệm vụ; và chức năng, vai trò công việc cũng thường ít cứng nhắc theo quy định. Nếu bạn là một nhân viên làm việc chăm chỉ, có năng lực, bạn sẽ nhanh chóng được lãnh đạo chú ý và một khi công ty phát triển hơn, cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn.
Ngoài ra, ở một công ty nhỏ, một người có thể sẽ làm nhiều việc, trong khi ở các công ty lớn thì các nhiệm vụ đã được đưa vào guồng với vai trò và nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong tổ chức. Ví dụ bạn xin vào vị trí PR của một công ty nhỏ, bạn không chỉ làm công việc thiết lập quan hệ với giới truyền thông, viết TCBC...mà bạn còn được làm rất nhiều việc khác của phòng Marketing, từ việc sản xuất TVC, đến sampling, event... Còn ở công ty lớn môi trường làm việc chuyên nghiệp, mọi thứ đều chuyên môn hóa nên bạn chỉ thực hiện công việc của mình mà thôi.

Sự linh hoạt trong công việc
Sắp xếp thời gian, công việc và không gian làm việc linh hoạt là một lợi thế khi làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ. Jake Hamilton là Giám đốc nội dung tại LazBro Inc., nơi ông làm việc nửa thời gian tại nhà để có thể dành nhiều thời gian với gia đình của mình.
Công ty nhỏ thường không có những đề nghị hấp dẫn như tập đoàn lớn nhưng bù lại, họ có ít quy tắc hơn nên linh hoạt, thoải mái hơn trong điều kiện làm việc cho nhân viên. Công ty của Hamilton luôn muốn nhân viên của họ có được niềm vui và hạnh phúc khi làm việc.
Ở đó, mọi người thân thiết và quan tâm đến nhau, sẵn sàng làm hộ việc nên bạn có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng không bị bó buộc có mặt ở công ty đủ 8 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần.

Theo đuổi các giá trị
Bởi vì các công ty nhỏ, ít nhân viên nên sẽ dễ dàng đưa ra quyết định và các nhân viên có thể theo đuổi giá trị của họ. Ví dụ như việc cải thiện môi trường công sở, sử dụng tấm pin mặt trời, tuabin gió và tái chế để có một môi trường sinh thái thân thiện. Đây là những giá trị “xanh” cần thiết cho công ty cũng như nhân viên.

Cách ứng xử khi xin thôi việc

Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kì công ty đang khó khăn hay gặp trục trặc trong việc kinh doanh đó có thể là sự hiểu lầm bạn “đứng núi này trông núi nọ”, mặc dù nguyên nhân thực sự không phải thế. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ thời điểm ra đi.
Thôi việc – Đó không đơn giản là hành động bạn gửi đơn xin thôi việc, nhận được sự chấp thuận của cấp trên rồi thu dọn hành lý chuẩn bị rời khỏi công ty. Hơn thế nữa, đó là cả một nghệ thuật ứng xử, thôi việc cũng đòi hỏi quá trình chuẩn bị, sự chuyên nghiệp và khéo léo giống như khi bạn tìm việc. Dù ra đi vì bất cứ lý do gì bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Sau đây là một số lưu ý khi bạn đang có ý định thôi việc.
 
1. Cân nhắc kĩ trước khi gửi đơn
- Giữ yên lặng: Nhiều người không giữ được bí mật thường sẽ kể cho đồng nghiệp chuyện bạn đang tìm một công việc khác, nhưng bạn đừng bao giờ làm vậy.
Bà Marie McIntyre, tư vấn nghề nghiệp đồng thời là tác giả cuốn sách “Bí mật để chiến thắng tại văn phòng”, nói: “Quản lý của bạn có thể cho rằng việc bạn muốn bỏ đi như một sự phản bội, thế nên tốt nhất hãy giữ bí mật. Ngay khi cấp trên của bạn biết bạn đang tìm việc khác, bạn sẽ bị xem là người làm việc ngắn hạn và đánh mất những cơ hội giá trị, như: thăng tiến, tăng lương, phân công công việc, hay khóa học đào tạo.”

- Nắm rõ Luật ở công ty: Khi bạn bắt đầu công việc tại doanh nghiệp chắc hẳn bạn đã nắm được phổ biến luật Lao động của doanh nghiệp đó, bao gồm quy định về nghỉ phép và thôi việc. Thường những công ty yêu cầu nhân viên muốn thôi việc phải báo trước thời gian ít nhất là 1 tháng, tùy theo lý do mà bạn xin nghỉ việc theo quy định của Bộ luật Lao Động hiện hành.

Vậy nên, trước khi gửi đơn bạn nên chuẩn bị tất cả những tình huống có thể xảy ra như: Đã giải quyết xong những công việc còn tồn đọng, cần nghĩ đến trường hợp bạn có thể tìm được việc mới ngay khi rời công ty hay không? Cũng không nên mang bất cứ tài sản nào của công ty khi ra đi.

- Viết một bức thư xin nghỉ việc: Bạn nên dành một chút thời gian và công sức cho bức thư xin nghỉ việc để chứng tỏ sự tôn trọng của bạn với ban lãnh đạo công ty, đồng thời thể hiện trách nhiệm của bạn với công việc và để công ty có kế hoạch tìm người thay thế vị trí của bạn.

Trong thư bạn nên trình bày những kinh nghiệm, những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc cho công ty. Bạn đã trưởng thành hơn trong công việc như thế nào và gửi lời cám ơn tới những người đã giúp đỡ bạn. Có thể trích dẫn trong đó những sự kiện và việc làm để lại ấn tượng trong bạn. Bày tỏ mong ước công ty sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

- Có nên giải thích lý do ra đi? Nếu bạn xin nghỉ việc vì một lý do nào đó như : Bức xúc với thái độ của đồng nghiệp hay là thái độ nóng giận nhất thời, bạn có thể chia sẻ với cấp trên để họ có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bạn và giải quyết giúp bạn. Nếu lý do đưa ra quá tế nhị bạn nên tìm một lý do nào đó dễ chịu hơn .

- Đề cử một ứng viên cho vị trí thay thế : Để tránh cho việc công ty phải mất thời gian và kinh phí nhằm tìm được một ứng viên thích hợp, bạn có thể ứng cử một nhân viên trong công ty mà bạn thấy phù hợp. Người đó có thể đã từng làm với bạn hoặc làm trợ lý cho công việc mà bạn phụ trách, hãy để mắt đến những đồng nghiệp để lại ấn tượng với bạn trong năm qua để đề cử vào vị trí mà bạn sắp nghỉ. Nếu không phải là đồng nghiệp trong công ty thì hãy nghĩ đến bạn bè và những mối quan hệ bên ngoài có thể giúp bạn có được một người thay thế thích hợp.

2. Thân thiện, chuyên nghiệp đến phút chót
Nếu lý do bạn xin thôi việc ở công ty vì bất bình hay cáu giận một chuyện gì đó bạn cũng không nên bộc lộ ra bên ngoài. Luôn giữ thái độ hòa nhã, thân thiện và tôn trọng với cấp trên và đồng nghiệp. Nhận xét của sếp cũ luôn đóng vai trò quan trọng khi bạn đi phỏng vấn xin việc ở công ty mới.

Bà McIntyre nhận định: “Người ta vẫn nói rằng bạn có thể đánh giá phẩm chất thực sự của một người qua cách họ thôi việc. Ngay cả khi bạn sung sướng đến phát cuồng khi được thoát khỏi công việc cũ, hãy cẩn thận chuyển giao công việc cho người kế nhiệm và chia tay với mọi người một cách thân thiện, vui vẻ.”

Sẽ có rất nhiều rắc rối nếu bạn làm cho những người ở lại giận dữ. Chẳng hạn, bạn sẽ bị "cố tình quên" được thanh toán một số khoản hoặc có thể gặp rắc rối trong chuyện thanh toán những khoản tiền còn lại trước khi ra đi.

- Đi phỏng vấn bằng thời gian của bạn. Nếu trong quá trình xin nghỉ việc bạn nhận được lời mời phỏng vấn ở một số công ty khác bạn cũng không nên xin nghỉ quá nhiều, sẽ chẳng hay ho nếu sếp và đồng nghiệp của bạn biết bạn đang xin việc ở công ty khác trong thời gian làm việc ở công ty họ. Nếu có thể hãy cố gắng xếp lên lịch phỏng vấn trước hoặc sau giờ làm việc, hoặc trong giờ ăn trưa. Nếu không thể làm thế, hãy sử dụng thời gian nghỉ phép.

3. Hãy nghỉ khi công ty đã tìm được người thay thế
Giúp công ty đào tạo nhân viên mới: Mỗi công việc đều có đặc thù riêng, đòi hỏi kinh nghiệm và trách nhiệm mà không phải ai mới đảm nhận cũng có thế biết hết và không phải vấn đề nào cũng có thể bàn giao được trên giấy tờ hay file lưu trữ, cấp trên của bạn sẽ rất biết ơn và tôn trọng bạn nếu bạn là một người có trách nhiệm với vị trí của mình. Vì vậy hãy nhiệt tình giúp đỡ và bàn giao công việc cho người mới đến.

Nếu đến thời hạn bạn xin nghỉ mà công ty chưa tìm được nhân viên thay thế hãy đề nghị với cấp trên cho phép bạn tiếp tục giúp đỡ họ cho đến khi tìm được người vào vị trí của bạn. Bạn có thể tham khảo viết mẫu đơn xin thôi việc tại bài mẫu đơn xin nghĩ việc.

4. Cân nhắc thời điểm ra đi và giữ mối quan hệ tốt với công ty cũ
Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kì công ty đang khó khăn hay gặp trục trặc trong việc kinh doanh đó có thể là sự hiểu lầm bạn “đứng núi này trông núi nọ”, mặc dù nguyên nhân thực sự không phải thế. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ thời điểm ra đi.

Dù đã xin thôi việc ở công ty cũ bạn cũng nên duy trì mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Bạn có thể gửi tin nhắn hay gửi lẵng hoa chúc mừng sinh nhật sếp cũ hay đồng nghiệp cũ, ngày thành lập công ty hay một sự kiện nào đó diễn ra thành công. Sẽ rất thú vị nếu công ty cũ và công ty mới của bạn sát nhập làm một.

Cách chống rủi ro hiệu quả khi "nhảy việc”

Để chống rủi ro khi thay đổi công việc, bạn cần phải xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân. Bạn phải xác định được mục tiêu: mức lương, môi trường, cấp bậc trong công ty… bạn sẽ có những bước đi mới trên con đường mà bạn lựa chọn. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ bị lùi lại phía sau và rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, xác định được mục tiêu chính là một trong những bước đi tiên quyết giúp bạn chống lại rủi ro một cách hiệu quả.


Có bao giờ bạn gặp rủi ro khi thay đổi công việc? Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ thành công trong công việc mà không gặp thất bại nào. Thực tế, trong cuộc sống cũng như trong công việc, dù bạn có cẩn thận thế nào thì rủi ro là điều bạn khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi để sự nghiệp của mình thành công theo những cách sau:

1. Lập kế hoạch cụ thể về công việc
Để tránh gặp phải rủi ro khi thay đổi công việc, bạn cần phải biết bản thân mình đang mong muốn một công việc như thế nào? Bạn hãy tìm hiểu và khoanh vùng những công việc mà bạn có thể làm tốt. Ví dụ như: Bạn muốn làm một phóng viên, tuy nhiên bạn cũng có thể khám phá thêm một số công việc khác: biên tập viên, công tác viên…. Làm sao để bạn có thật nhiều sự lựa chọn càng tốt.

Sau đó, bạn cần phải có một kế hoach hoàn chỉnh, chi tiết về công việc bạn mong muốn. Kế hoạch của bạn càng chi tiết thì bạn càng ít bị nguy hiểm, tìm hiểu càng nhiều, càng kĩ về công việc bạn mong đợi như: Khả năng thăng tiến trong công việc này thế nào? Liệu đây có phải là điểm dừng chân lý tưởng cho bạn hay không? Nếu bạn vạch kế hoạch trước càng kĩ lưỡng thì khả năng thành công của bạn sẽ càng cao.

2. Tham khảo đồng nghiệp
Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ là chìa khóa giúp bạn chống lại rủi ro khi thay đổi công viêc. Đối với những người không ưa bạn, họ sẽ muốn “đẩy” bạn đi nơi khác càng sớm càng tốt. Còn nếu bạn chọn cách nói chuyện với những đồng nghiệp “lão luyện” trong nghề, đã từng thay đổi công việc, thì bạn sẽ có được những lời khuyên hữu ích. Họ sẽ cho bạn những thông tin có lợi khi bạn chuyển sang công việc mới hoặc chỉ ra cho bạn thấy công việc nào là phù hợp với tính cách, con người bạn. Nếu như, họ đã từng thay đổi công việc thì bạn hãy tìm hiểu họ lo lắng gì khi thay đổi công việc và cách họ giải quyết nó như thế nào. Từ đó, bạn sẽ có môt cái nhìn tổng quan về những thuận lợi cũng như những rủi ro mà bạn sẽ gặp phải khi thay đổi công việc mới.

Bạn nên nhớ, nói chuyện, giao lưu với nhiều thế hệ tiền bối, bạn sẽ có được nhiều lời khuyên bổ ích và cuối cùng có được sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân, hạn chế được rủi ro.

3. Học hỏi từ những người thân
Đôi khi bạn cứ mãi mê đi tìm kiếm kinh nghiệm từ bên ngoài mà quên rằng những người thân trong gia đình bạn cũng chính là một kho kinh nghiệm mà bạn có tìm hiểu, phân tích cả đời cũng không thể hết được. Bạn hãy khám phá “kho kinh nghiêm” bằng cách nói chuyện với cha mẹ hoặc anh, chị đã thay đổi thành công trong nghề nghiệp. Họ đã cố gắng thế nào để có được thành công như hôm nay? Từ đó, bạn tìm ra mô hình cũng như công việc phù hợp với bản thận bạn.

4. Khám phá năng lực của bản thân
Không chỉ tham khảo mọi người, bạn cần phải biết nắm bắt cơ hội và sử dụng trực giác của mình để nhận thấy bạn có nên viết đơn xin nghĩ việc hay không? Nếu bạn quá lo lắng hoặc suy nghĩ quá lâu đến khi cơ hội không còn thì bạn cần suy nghĩ lại. Bạn phải biết nắm bắt cơ hội cho mình. Nếu bạn thấy công việc hiện tại không mang lại một cuộc sống tốt cho bản thân bạn, hay nó quá căng thẳng, bị chèn ép và buộc phải kết thúc thì bạn nên thay đổi công việc. Tuy nhiên, khi thay đổi, bạn cần đánh giá lại năng lực của bản thân, liệu bạn có phù hợp với công việc đó hay không? Nếu bản thân bạn thấy tự tin lúc đó bạn hãy thay đổi công việc Trên thực tế, biết về bản thân mình, biết mình là ai, khả năng như thế nào thì bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro hơn.

5. Mục tiêu phấn đấu
Để chống rủi ro khi thay đổi công việc, bạn cần phải xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân. Bạn phải xác định được mục tiêu: mức lương, môi trường, cấp bậc trong công ty… bạn sẽ có những bước đi mới trên con đường mà bạn lựa chọn. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ bị lùi lại phía sau và rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, xác định được mục tiêu chính là một trong những bước đi tiên quyết giúp bạn chống lại rủi ro một cách hiệu quả.

Trên đây là những cách giúp bạn hiểu về bạn hơn và để sự lựa chọn nghề nghiệp làm thay đổi cuộc sống của bạn. Đồng thời, nó giúp bạn phòng chống rủi ro một cách hiệu quả khi bạn muốn thay đổi công việc…

Bí quyết giúp nhảy việc thành công

Lý do mong muốn làm chủ là một lý do chính đáng. Tuy nhiên hình như bạn đang chỉ nhìn thấy mặt tích cực của việc "làm chủ" của một ai đó, mà không thấy được con đường chông gai người ấy trải qua, có thể là 10 - 15 năm trước khi họ đạt được thành công ngày hôm nay.

Thay đổi một công việc – vốn đã rất quen thuộc với bạn luôn là một thách thức khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng phải xác định rằng, khi đối mặt với tình huống này, mỗi chúng ta cần có những sự chuẩn bị nhất định, để tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới trong công việc mới.

Cái đích đến của nhảy việc là gì?
Như đã nói ở trên, nhảy việc là một việc hết sức bình thường, tuy nhiên cần phải hiểu rõ vì sao mình thay đổi công việc. Theo đó, thay đổi công việc mang hàm ý mong muốn tìm được sự tiến bộ, sự thành công về mặt nào đó của cá nhân người nhảy việc.

Vậy bạn đã định nghĩa được thế nào là thành công trước khi chuyển việc chưa?
Nhiều người cho rằng, thành công mang tính ngắn hạn, ví dụ lương của bạn tăng 20%, thăng chức..v..v. Theo Bà Nguyễn Việt Thanh - CEO Mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe, thì sự thành công của mỗi người được hình dung như những nấc thang. Và những nấc thang này có sự đi lên. Tuy nhiên, không chỉ là sự đi lên về mặt tài chính, mà ở khía cạnh nào đó còn là sự phát triển của những kỹ năng cá nhân, những điều chúng ta trải nghiệm, từ đó có sự đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Tương xứng với những sự phát triển này, cá nhân đó sẽ được tưởng thưởng với mức thu nhập xứng đáng.

Từ định nghĩa này, nhảy việc thành công là khi một cá nhân đưa mình lên một nấc thang mới. Vậy đầu tiên, công việc mới ấy phải phù hợp với bạn. Ví dụ như một người không thích hút thuốc lá, thì nếu họ chuyển đến một công ty thuốc lá để làm chỉ vì mức lương cao hơn nơi cũ, thì đó cũng không gọi là nhảy việc thành công. Đơn giản vì đã ghét thuốc lá, bạn không thể nào đi cùng chí hướng với mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của công ty đó, và dẫn đến kết cục là bạn sẽ phải chuyển qua một lĩnh vực khác. Như vậy, qua thời gian, bạn sẽ nhảy cóc theo chiều ngang, chứ không tiến lên một nấc thang nào cả.

Sau khi đã cân nhắc yếu tố đầu tiên là sự phù hợp, bạn mới cân nhắc đến những yếu tố tiếp theo như công việc này có thể giúp bạn học hỏi nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn, từ đó có sự tưởng thưởng xứng đáng hơn.

Chuẩn bị để nhảy việc thành công
Như đã đề cập ở trên, việc chuyển đổi sang một nghề nghiệp khác rõ ràng là một thử thách, như vậy bạn thực sự phải chuẩn bị từ trước khi nhảy việc.
Có một câu nói như sau " Cơ hội thì đến với tất cả mọi người, nhưng người nắm bắt được cơ hội là người đã chuẩn bị từ lâu cho cơ hội đó." Chính vì vậy, nếu ngay bây giờ, bạn đang mong muốn có được một công việc mà rất nhiều người mơ ước, thì bản thân bạn phải đầu tư ngay. Để sao khi cơ hội đến với mọi người, thì bạn là người tiềm năng nhất, có khả năng nhất trong nhóm đó để ứng tuyển.

Vậy, chúng ta nên đầu tư những gì, sau đây là một số gợi ý:
- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, bao gồm cả trong công việc hiện tại và công việc mà bạn đang hướng tới khi nhảy việc. Cơ hội sẽ hiện ra rõ ràng hơn khi bạn thực sự tập trung trau dồi bản thân trong quá trình cống hiến cho công việc. Và xin nhớ là cơ hội nhảy việc (thăng tiến) đó có thể nằm ngay trong tổ chức bạn đang làm việc, chứ không chỉ từ một công ty khác.

- Chất lượng hơn số lượng lần nhảy việc : nhiều doanh nhân có kinh nghiệm đều cho rằng họ không hẳn đánh giá cao CV của một người nhảy việc quá nhiều lần, dù cho những công ty họ kinh qua có thể là uy tín và nổi tiếng. Vì số lượng lần nhảy việc có thể cho người khác thấy bạn có nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng có thể cho thấy bạn chưa có sự đóng góp sâu sắc gì cho những công ty cũ. Vì vậy, người tuyển dụng sẽ e dè khi quyết định lựa chọn bạn cho vị trí tại công ty họ. Hãy cho nhà tuyển dụng mới thấy bạn có sự đóng góp quan trọng đối với công việc cũ của mình, có nghĩa là bạn sẽ phải bắt đầu làm việc chăm chỉ ngay từ hôm nay, nếu muốn có một CV có trọng lượng.

Chuyển từ "làm công" sang "làm chủ"
Một vấn đề cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm khi thay đổi công việc, đó là có nên tự mình làm chủ doanh nghiệp hay không, dù là một doanh nghiệp nhỏ. Vì họ sẽ có được sự chủ động về thời gian, có được quyền quyết định hoàn toàn cho công việc, hoặc đơn giản hơn : làm chủ nhanh giàu có hơn là nhảy việc nhiều lần nhưng vẫn với vị trí "làm thuê"...v..v

Hãy đặt cho mình câu hỏi, vì sao bạn muốn làm chủ một doanh nghiệp?
Lý do mong muốn làm chủ là một lý do chính đáng. Tuy nhiên hình như bạn đang chỉ nhìn thấy mặt tích cực của việc "làm chủ" của một ai đó, mà không thấy được con đường chông gai người ấy trải qua, có thể là 10 - 15 năm trước khi họ đạt được thành công ngày hôm nay.

Như vậy, lời khuyên của các doanh nhân là, nếu bạn thực sự có một niềm đam mê cháy bỏng về một sản phẩm, một dịch vụ có giá trị lợi ích cho rất nhiều người, bạn hãy nên bắt đầu. Tiếp theo đó, bạn sẵn sàng làm việc trong một thời gian dài mà không vì tiền, 24/24 trong vòng 5 năm, 10 năm, chịu tất cả mọi trách nhiệm cho công việc kinh doanh của mình, hy sinh những lợi ích khác trong cuộc sống cá nhân.... tất cả vì niềm đam mê của mình, bạn hãy chuẩn bị đơn xin nghĩ việc và nghĩ đến việc chuyển sang "làm chủ"!

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Nhảy việc vào đầu năm: Cơ hội và rủi ro

+ Rủi ro: Đầu năm các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều, nhưng nhu cầu tìm việc vào giai đoạn này cũng không hề ít do nhiều nguyên nhân như: Nhảy việc, sinh viên mới tốt nghiệp, nhiều người bị mất việc ở cuối năm trước… tất cả họ đều mong muốn tìm được công việc tốt hoặc chí ít là có một việc làm để tránh tình trạng thất nghiệp. Do vậy, sự cạnh tranh lúc này là rất lớn nếu bạn không có chuẩn bị tốt có thể sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, sẽ phải đối đầu với những ngày rong ruổi khắp nơi để nộp hồ sơ, phỏng vấn. Tất cả sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của bạn. Vì thế hãy là người nhảy việc thông minh, biết nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bản thân trong sự nghiệp.


Bạn muốn thay đổi công việc, muốn tìm một môi trường làm việc mới tốt hơn, thoải mái hơn và quan trọng hơn cả là bạn có cơ hội tiến thân. Nhưng bạn do dự có nên nhảy việc vào thời điểm đầu năm, khi mà rất nhiều người cũng đang muốn săn cho mình một công việc mới. Liệu cơ hội hay rủi rõ sẽ đến với bạn nếu quyết định nhảy việc vào thời điểm này.
 
Lý do bạn muốn nhảy việc đầu năm

+ Lương thưởng tết thấp hơn so với mong đợi
Cả năm làm việc vất vả, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn được khen ngợi và bạn hy vọng cuối năm bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra, nhưng sự thật không như vậy. Mức lương thưởng quá thấp so với những gì bạn mong đợi. Điều đó khiến bạn chán nản, cảm thấy mình không được coi trọng và muốn rời bỏ công việc đang làm.
Tuy nhiên, bạn đừng quá thất vọng và vội vàng quyết định rời bỏ công ty khi chưa rõ nguyên nhân, hãy bình tĩnh nhìn theo một góc độ khác. Xem xét lại tình hình kinh doanh và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới, vị trí bạn đang đảm nhiệm để trả lời cho câu hỏi: Công ty đã khi nào thất hứa với bạn trong việc chi trả lương chưa; mức lương thưởng đó có quá thấp so với bạn mong đợi và mặt bằng chung nhiều hay không; … Nếu công ty không khiến bạn phải đau đầu vì những câu hỏi trên thì đừng vội “khăn gói ra đi”. Vì có thể do công ty đang gặp khó khăn tạm thời, hãy ở lại chia sẻ những khó khăn đó bạn sẽ được đánh giá cao và có nhiều cơ hội phát triển bản thân ở vị trí công việc của bạn.

+ Muốn thay đổi công việc, môi trường làm việc
Công việc hiện tại khiến bạn cảm thấy không được thoải mái, bạn không thể hoà đồng với đồng nghiệp nhưng lại không muốn nhảy việc giữa chừng vì nhiều lý do như: Chưa chuẩn bị kỹ cho quyết định thay đổi công việc; chưa tìm được công việc tốt và phù hợp hơn hay một lý do nữa là bạn không muốn làm ảnh hưởng đến kết quả làm việc cả năm cố gắng, vì thế bạn quyết định chờ đến thời điểm đầu năm mới tìm một công việc mới.

Đầu năm sẽ có nhiều cơ hội để bạn tìm được một công việc như những gì bạn mong muốn, nhưng hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhảy việc vào thời điểm này. Một công việc tốt, lương cao, chế độ tốt không có nghĩa sẽ tốt hơn ở công ty cũ. Bởi lương cao, điều kiện làm việc tốt… sẽ đi kèm với áp lực công việc cao và có thể bạn sẽ phải chịu sự canh tranh của đồng nghiệp và một người sếp khó tính. Lúc đó mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn gấp trăm lần, nhất là đầu năm, khi mọi thứ mới chỉ bắt đầu mà đã khiến ban phải đau đầu vì công việc thì không tốt chút nào.

+ Thử thách mới cho bản thân
Bạn là người có năng lực, có hoài bão, muốn được cống hiến thật nhiều trong công việc vì thế bạn chọn cách nhảy việc để đạt được mục đích của mình. Điều đó rất tốt, nhưng bạn hãy nhìn lại bản thân xem đã chuẩn bị đầy đủ và xác định rõ mục tiêu mình muốn tiến tới là gì chưa. Nếu nhảy việc trong lúc này có giúp được bạn gần đích hơn không? Bởi đầu năm là giai đoạn nhân sự có nhiều biến động, nhiều cơ hội cho bạn nhưng sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn rất nhiều. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ có nên nhảy việc trong thời gian này hay không, vì đây sẽ là bước đệm vô cùng quan trọng cho sự nghiệp của bạn trong cả năm.

Cơ hội và rủi ro trong nhảy việc đầu năm
Nhảy việc vào bất kỳ thời điểm nào bạn cũng cần phải có sự chuẩn bị thật tốt, nhất là trong giai đoạn đầu năm thì bạn lại càng phải cân nhắc thật kỹ. Bởi đây sẽ là bước nhảy có tính chất quan trọng liên quan đến sự nghiệp của bạn trong cả năm. Nếu chuẩn bị tốt bạn sẽ có nhiều cơ hội cho những bước tiến mới trong sự nghiệp, ngược lại bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro không lường trước.

+ Cơ hội: Nếu nhảy việc đầu năm cơ hội tìm được một công việc như bạn mong đợi sẽ rất cao. Bởi thời điểm đầu năm các công ty thường tuyển dụng nhiều để bù vào chỗ trống của những người nghỉ việc cuối năm cũ hoặc tuyển mới những vị trí công ty đang có nhu cầu. Nhờ đó mà bạn sẽ có nhiều lựa chọn và không khó khăn để tìm được một công việc mới ưng ý, có nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân.

Nhảy việc vào đầu năm cho thấy bạn cũng là một người năng động, có chí tiến thủ và dám đương đầu với những thử thách mới. Điều này sẽ khiến cho nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn, nhưng hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ trở thành kẻ phản bội trong mắt họ vì đã bỏ công ty cũ mà đi.

+ Rủi ro: Đầu năm các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều, nhưng nhu cầu tìm việc vào giai đoạn này cũng không hề ít do nhiều nguyên nhân như: Nhảy việc, sinh viên mới tốt nghiệp, nhiều người bị mất việc ở cuối năm trước… tất cả họ đều mong muốn tìm được công việc tốt hoặc chí ít là có một việc làm để tránh tình trạng thất nghiệp. Do vậy, sự cạnh tranh lúc này là rất lớn nếu bạn không có chuẩn bị tốt có thể sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, sẽ phải đối đầu với những ngày rong ruổi khắp nơi để nộp hồ sơ, phỏng vấn. Tất cả sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của bạn. Vì thế hãy là người nhảy việc thông minh, biết nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bản thân trong sự nghiệp.

Mục đích cuối cùng của tất cả chúng ta khi nhảy việc đó là: Tìm một công việc phù hợp nhất để xây dựng một sự nghiệp vững chắc cho mình. Vì vậy đừng vội khi quyết định nhảy việc đầu năm. Hãy thể hiện mình là người có lựa chọn thông minh trong công việc để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ và có cơ hội thăng tiến nhanh. Chúc bạn có một năm mới nhiều may mắn và thành công với công việc đã lựa chọn.

Nhà tuyển dụng muốn thấy gì trong CV của người ứng tuyển?

Sau khi xem xét các vấn đề về mặt  chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến các sở thích và kỹ năng của bạn. Bạn có phải là một người có kỹ năng phù hợp với vị trí công việc? Bạn có thể chơi một môn thể thao nào đó? Bạn có biết hát hay chơi cờ? Từ sở thích các nhân có thể giúp nhà tuyển  dụng nhận biết phần nào sự đam mê, sáng tạo, khả năng lãnh đạo và chủ động của bạn. Đôi khi, một đề cập ngắn gọn về các sở thích hay kỹ năng khác của bạn có thể mang đến một lợi thế hơn so với các ứng viên khác. Vì vậy, đừng nên bỏ quan phần này mà hãy tận dụng nó là chìa khóa giúp bạn trở nên nổi trội hơn. Hãy đưa ra các kỹ năng/sở thích gần sát với yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển, nhấn mạnh những điều nổi bật.

cv tìm việcCV luôn được coi là tấm giấy thông hành đưa ứng viên tới với nhà tuyển dụng. Đây là bước đầu tiên trong quá trình tìm việc và cũng là bước đầu để các công ty nhận diện ra bạn trong số vô vàn các ứng viên khác. Do đó, điều quan trọng là có một bản CV rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Nó giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên và gửi thông điệp tới công ty tương lai tất cả các thông tin mà họ cần biết về trước cuộc phỏng vấn. Trong đó, có những điều mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở một ứng viên phù hợp nhất. Hãy cùng CareerLink.vn khám phá những bí quyết này nhé.

Là ứng cử viên thích hợp cho công việc?

Điều đầu tiên một nhà tuyển dụng tìm kiếm trên một sơ yếu lý lịch là liệu người nộp đơn có bằng cấp ra sao, đã học ở đâu và đã có những kinh nghiệm làm việc thực tế ở các công ty khác mà đảm nhiệm những vị trí tương đương với công việc đang cần tuyển nhân sự hay không. Ví dụ, nếu họ đang cần tuyển một nhân viên Marketing tại một nhà xuất bản, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm bằng cấp liên quan cũng như kinh nghiệm viết bài trong sách báo, tạp chí, xây dựng chiến lược truyền thông cho một nhãn hang nào đó. Để trỏ thành một ứng cử viên nổi bật, bạn nên điều chỉnh hồ sơ của mình để phù hợp với các tiêu chuẩn công việc, đồng thời tối đa hóa cơ hội của bạn. Một chiến lược tốt là xem xét lại bản mô tả công việc và điền them các thông tin có liên quan nhiều hơn đến vị trí mà công ty tuyển dụng tìm kiếm.

Là ứng viên siêng năng, cẩn thận?

Một lỗi đánh máy trong CV của bạn là một trong những cách chắc chắn nhất để thổi cơ hội cho một cuộc phỏng vấn. Ngoài sự phù hợp của bạn đối với công việc, sơ yếu lý lịch cũng nói với những ông chủ tương lai mức độ siêng năng công việc của bạn và bạn tự hào về điều đó như thế nào. Một lỗi chính tả hay trình bày trong một bản giới thiệu bản thân như vậy cho thấy sự không chú tâm và bất cẩn. Điều đó còn cho nhà tuyển dụng cảm giác bất an về khả năng làm việc trong tương lai. Một lý lịch đúng chuẩn form mẫu, trình bày sạch đẹp và làm nổi bật nội dung sẽ cho nhà tuyển dụng thấy các ứng cử viên rất tự hào về công việc của mình.

Ứng cử viên có những thành tích nhất định?

Các nhà tuyển dụng thường yêu thích sử dụng lao động đã từng có kinh nghiệm hay thành tích nhất định. Họ muốn đọc về trường hợp một ứng cử viên đã đạt được một số mức độ thành công nhất định để họ căn cứ tin cậy vào quyết định của mình. Vì vậy, hãy chắc chắn đề cập trong CV của bạn ví dụ về những thành tựu trong quá khứ như đã từng làm trưởng nhóm một dự án, đạt được doanh số bán hàng. Điều này có thể giúp bạn đi một chặng đường dài hơn so với các ứng viên khác trong hành trình tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Có định hướng trong công việc hay không?

Nhà tuyển dụng rất coi trọng mục tiêu nghề nghiệp trong CV của ứng viên. Một số ứng viên chỉ ghi lại công việc bạn đang muốn ứng tuyển vào phần này, điều đó khiến nhà tuyển dụng cho rằng đó là một ứng viên chưa có định hướng sự nghiệp rõ ràng. Hãy thể hiện đích đến trong tương lai (3 hoặc 5 năm) đối với công việc mà bạn đang theo đuổi, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp trong đó. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và sẵn sang gọi bạn để biết rõ hơn về con đường tương lai của bạn.

Là ứng cử viên có kỹ năng, sở thích?

Sau khi xem xét các vấn đề về mặt  chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến các sở thích và kỹ năng của bạn. Bạn có phải là một người có kỹ năng phù hợp với vị trí công việc? Bạn có thể chơi một môn thể thao nào đó? Bạn có biết hát hay chơi cờ? Từ sở thích các nhân có thể giúp nhà tuyển  dụng nhận biết phần nào sự đam mê, sáng tạo, khả năng lãnh đạo và chủ động của bạn. Đôi khi, một đề cập ngắn gọn về các sở thích hay kỹ năng khác của bạn có thể mang đến một lợi thế hơn so với các ứng viên khác. Vì vậy, đừng nên bỏ quan phần này mà hãy tận dụng nó là chìa khóa giúp bạn trở nên nổi trội hơn. Hãy đưa ra các kỹ năng/sở thích gần sát với yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển, nhấn mạnh những điều nổi bật.

Tóm tại, ngoài việc đối đầu với các đối thủ nặng ký thì bạn cần phải thấu hiểu được mong muốn của nhà tuyển dụng qua CV của mình để trở nên nổi bật hơn. Hi vọng CareerLink.vn sẽ giúp bạn nắm bắt rõ những kỹ năng mấu chốt mà nhà tuyển dụng tìm kiếm để từ đó có được công việc mong muốn. Chúc bạn thành công.